Đồ đá văn hóa Lung Leng

Mời mọi người cùng tham khảo một bài viết :  ‘  Lung Leng là di chỉ khảo cổ nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho việc cư trú lâu dài của cư dân thời tiền sử. Đây không chỉ là di tích cư trú mà còn là nơi chế tác, gia công đồ đá, nơi sản xuất đồ gốm, nơi luyện kim loại và là một di chỉ mộ táng lớn. Vết tích chế tác công cụ và đồ trang sức tại nơi cư trú khá rõ, thể hiện ở số lượng lớn mảnh tước tách ra từ việc đẽo lại lưỡi rìu bôn, cùng hòn ghè, bàn mài, lõi vòng khoan dở… chứng tỏ đó là nơi chế tạo lại công cụ lao động bằng đá. Ở đây có nhiều loại hình mộ, các mộ có vị trí khác nhau, hình thức mai táng khác nhau phản ánh niên đại và thân phận chủ nhân không giống nhau.

  Lung leng là di chỉ có quy mô to lớn, có tầng văn hoá dày, có số lượng di vật phong phú, phản ánh các giai đoạn cơ bản của lịch sử: Từ thời đại đá cũ đến thời đại đá mới, qua thời đại kim khí, thậm chí cả vết tích khảo cổ học thời quân chủ. Sớm nhất là lớp cư dân hậu kỳ đá cũ, vết tích văn hoá của họ tìm thấy trong lớp đất bị  Laterite hoá. Họ chế tác và sử dụng công cụ cuội ghè đẽo, sống trong giai đoạn cuối cánh tân. Hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắt, hái lượm, chưa biết đến nông nghịêp, chưa biết kỹ thuật mài và chưa biết làm gốm. Tiếp đến là lớp cư dân hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí, những người chế tác và sử dụng rìu bôn mài toàn thân, sống định cư ngoài trời thành buôn bản, làm nông, săn bắt, hai lượm, đánh cá, chế tác đồ gốm và đã biết luyện kim loại màu. ‘

‘  Việc phát hiện di chỉ Lung Leng đã bác bỏ không ít nhận định trước đây cho rằng Tây Nguyên là vùng đất nghèo, ‘vùng trắng’ về khảo cổ tiền sử. Không chỉ thế, bởi theo các chuyên gia khảo cổ học hàng đầu của Việt Nam, Lung Leng là một minh chứng: Việt Nam là nơi chứng kiến quá trình hình thành con người từ thuở hồng hoang, là một vùng đất sớm nảy sinh nền kinh tế nông nghiệp, chế tác công cụ và là một trong những trung tâm luyện kim và hình thành quốc gia cổ đại sớm nhất khu vực Đông Nam Á!  ‘

Quang Ngọ

Xem thêm